Trong hệ Ngân Hà của chúng ta (Milky Way) có khoảng 200 đến 400 tỷ ngôi sao và chủ yếu phân bố trong một chiếc “bánh tròn”. Phần giữa chiếc bánh này hơi dày hơn chung quanh. Ánh sáng đi từ phía mép “bánh” bên này đến phía bên kia phải mất hơn 10 vạn năm ánh sáng, đi từ mặt trên xuống mặt dưới bánh cũng phải mất 1 vạn năm ánh sáng.
Các ngôi sao phân bố tập trung phần lớn ở trung tâm Ngân Hà, và trải dần ra ngoài rìa với mật độ giảm dần chứ không có ranh giới rõ ràng giữa “vùng có sao” và “vùng trống”. Tuy nhiên, vượt ra khỏi bán kính 4 vạn năm ánh sáng thì mật độ sao sụt giảm nhanh một cách bất thường.
Mùa hè, chúng ta ở gần trung tâm Ngân Hà, nên ban đêm thấy nhiều sao hơn. Mùa đông, chúng ta ở về phía đối diện, nhìn thấy ít sao hơn.
Mặt Trời và những hành tinh láng giềng của hệ Mặt Trời đều nằm trong hệ Ngân Hà. Hầu hết những sao mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường cũng đều nằm trong đó. Nếu Mặt Trời nằm giữa hệ thì dù chúng ta nhìn từ phía nào cũng thây số lượng sao trên trời nhiều như nhau. Thế nhưng hệ Mặt Trời cách trung tâm hệ Ngân Hà khoảng 3 vạn năm ánh sáng. Khi chúng ta nhìn về phía trung tâm Ngân Hà sẽ thấy ở khu vực đó dày đặc các vì sao. Ngược lại, nếu nhìn về phía đối diện trung tâm Ngân Hà sẽ chỉ nhìn thấy một số ít sao trong một phần của hệ.
Trái Đất không ngừng quay quanh Mặt Trời, về mùa hè, Trái Đất chuyển động đến khu vực giữa Mặt Trời và hệ Ngân Hà gọi là Đới Ngân Hà. Đới Ngân Hà là khu vực chủ yếu của hệ Ngân Hà, tập trung nhiều sao của hệ. Bầu trời đêm hè chúng ta nhìn thấy chính là Đới Ngân Hà dày đặc các vì sao. Về mùa đông và các mùa khác, khu vực Đới Ngân Hà nằm về phía Trái Đất đang ở ban ngày, nên tất nhiên khó nhìn thấy, do tầng khí quyển của Trái Đất đã tán xạ một phần ánh sáng Mặt Trời làm sáng bừng không trung, át cả ánh sáng của các vì sao, khiến chúng ta không thể nhìn thấy chúng. Còn ở mặt kia của Trái Đất (vùng đang là đêm) tất nhiên sẽ không thể nhìn thấy các vì sao dày đặc ở trung tâm Ngân Hà.
Viết bình luận