Sau khi làn da của chúng ta bị thương, các tế bào cơ bản của da ở lớp trung bì, sẽ tăng sinh ở khu vực vết thương để sản xuất Collagen. Collagen tiếp tục hình thành trong 10 đến 15 ngày, kéo miệng vết thương liền lại. Bên ngoài da, các tế bào biểu bì không ngừng sinh ra, che phủ lên mặt ngoài vết thương, làm vết thương nhanh chóng liền lại.
Tùy vào cơ địa mỗi người mà cơ chế sản xuất collagen diễn ra khác nhau. Nếu collagen sản xuất không đủ, sẽ gây ra sẹo lõm, rạn da. Nếu collagen được sản xuất quá nhiều, gây tích tụ dày đặc, gây sẹo lồi, sẹo phì đại.
về màu sắc thì sẹo hơi hồng hơn so với lớp da ban đầu, và cứng hơn lớp da ở xung quanh, có cảm giác đau ngứa khó chịu. Thời gian qua đi, cảm giác đau ngứa sẽ mất, vết sẹo chuyển thành một mô mềm màu xám nhạt và bằng phẳng hơn trước. Nếu vết sẹo không quá lớn, qua một thời gian nhất định, làn da không ngừng phục hồi, vết sẹo cuối cùng cũng dần nhạt đi, thậm chí biến mất.
Từ đó có thể thấy, việc hình thành vết sẹo là cách tự bảo vệ và thích ứng của cơ thể với môi trường bên ngoài.
• Chú ý với người có cơ địa sẹo lồi không nên ăn những thực phẩm làm tăng khả năng phát triển sẹo lồi như: rau muống, thịt gà, trứng, đồ nếp.
• để giúp vết thương lên da non nhanh hơn, chống viêm và kháng khuẩn tốt nên bổ sung các loại rau củ đặc biệt như nghệ và rau diếp cá.
Viết bình luận