Đăng ký ngay

Đăng nhập

Quên mật khẩu

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

Tại sao Cây Đàn Hương không thể sống một mình?

Cây đàn hương là loại cây kinh tế quý nổi tiếng. Nó chứa dầu thơm gọi là “dầu đàn hương”, vì thế mà gỗ đàn hương có mùi thơm lâu và rất dễ chịu, hương thơm của chúng có thể giữ được trong nhiều thập kỷ. Lấy gỗ đàn hương để tinh chế ra dầu đàn hương là một dược phẩm quý, và là một thành phần quan trọng trong các sản phẩm nước hoa cao cấp. Gỗ đàn hương còn được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và các đồ điêu khắc mĩ nghệ đa dạng khác.

Có hơn 16 giống cây đàn hương và các giống cây này tương đối giống nhau về hình dáng, rất khó phân biệt. Tuy nhiên chỉ có đàn hương trắng Ấn Độ là loài có giá trị kinh tế cao.

Quê hương của cây đàn hương là ở các vùng nhiệt đới như ấn Độ, Indonesia…, hiện nay ở phía Nam Trung Quốc cũng đã trồng được đàn hương.

Cây đàn hương, giống như cây cối thường thấy ở phía Nam Trung Quốc, cũng là cây xanh quanh năm, nhưng nó lại không giống như các cây khác, lúc nhỏ có thể độc lập sống một mình trong thời kì ngắn, sau khi trưởng thành, nếu bên cạnh nó không trồng thêm một cây khác thì nó sẽ lớn không tốt, thậm chí còn không thể tiếp tục sống. Tại sao lại như vậy?

Hóa ra, cây đàn hương trong thời kì mầm non chủ yếu dựa vào phôi nhũ dồi dào của chính mình, thường thì lớn đến khi được 8 – 9 lá đối thì dùng hết chất dinh dưỡng. Lúc này trên bộ rễ của nó mọc ra từng chiếc từng chiếc miệng hút hình tròn to bằng hạt ngọc, bám chắc vào bộ rễ của thực vật khác bên cạnh nó, hấp thụ chất dinh dưỡng mà thực vật khác tạo ra để sống.

Nếu không tìm được thực vật hút nhờ, cung cấp chất dinh dưỡng, cây đàn hương sẽ không lớn nổi, thậm chí sẽ dần dần chết. Vì vậy khi trồng đàn hương, nhất thiết phải trồng thêm bên cạnh nó cây khác. Do có đặc tính như vậy, nên người trồng cây đặt cho đàn hương một cái tên là “thực vật bán kí sinh”, còn cây bị nó hút chất dinh dưỡng gọi là “thực vật kí chủ”.

Cây đàn hương chỉ dùng rễ bám vào rễ cây ký chủ để hút một số nguyên tố vi lượng (mà nó không tự tổng hợp được). Và như thế, nó không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây ký chủ.

Những miệng hút trên rễ cây đàn hương không phải sau khi dùng hết chất dinh dưỡng mới mọc ra, mà khi bộ rễ của nó gặp kí chủ thích hợp sẽ sản sinh phát dục. Thế nhưng, nếu gặp kí chủ không phù hợp, nó mọc rất ít miệng hút này, thậm chí không có những miệng hút phát dục kiện toàn.

Thực vật của giới tự nhiên rất nhiều, không phải mỗi một thực vật lại có một thực vật kí chủ, mà cũng không phải là những cây bị cây đàn hương kí sinh đều là loại cây tốt. Căn cứ thực nghiệm, ở Trung Quốc hiện nay thực vật kí chủ tốt cho cây đàn hương có mấy chục loại như cây thường xuân, cây nhài, cây trúc tía, ngoài ra còn dùng các cây khác như chanh, cam, bưởi, cà phê, gỗ sưa, sáng hương, trắc, keo lá tràm, phi lao v.v…

Viết bình luận