Nghe nhạc, xem phim, chơi game là sở thích của rất nhiều người, đặc biệt là trong thời đại mà công nghệ phát triển như hiện nay. Xuất phát từ thực tế này, tai nghe nhét trong, tai nghe không dây đã trở thành vật dụng không thể thiếu được đối với nhiều người. Thế nhưng, việc sử dụng tai nghe quá nhiều liệu có tốt? Hãy cùng xem những tác hại và lợi ích của việc sử dụng tai nghe, cũng như cách sử dụng tai nghe như thế nào an toàn với sức khỏe của bạn:
Sử dụng tai nghe nhiều có hại sức khỏe không?

Câu trả lời là có nếu bạn sử dụng tai nghe quá nhiều và nghe nhạc với âm lượng rất lớn điều này có thể gây hại cho ống tai và chức năng thính giác. Đặc biệt, những loại tai nghe gây nhiều áp lực vào tai sẽ gây nhiều tổn hại đến sức khỏe của bạn.
1. Tích tụ nhiều ráy tai.
Khi đeo tai nghe vào buổi tối, nếu ngủ với tư thế nằm nghiêng, bạn có thể sẽ nằm đè lên tai nghe hoặc khi đeo bạn nhét quá sâu vào trong sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bị tích tụ ráy trong tai. Nguyên nhân là do tai nghe nhét tai sẽ chặn sự lưu thông không khí xung quanh tai của bạn, khiến sáp trong ống tai dễ dàng ấn vào màng nhĩ. Tình trạng tích tụ quá nhiều ráy tai có thể làm ảnh hưởng đến thính giác, đồng thời việc loại bỏ cũng sẽ khá khó khăn, dễ gây tổn thương.
2. Có thể gây nhiên trùng tai.
Sử dụng tai nghe không đúng cách chính là một trong những nguyên nhân gây nhiễn trùng tai, bên cạnh những bệnh lý khác.
Vi khuẩn sẽ “ẩn” trong ống tai và tạo nên viêm nhiễm. Ngoài ra, phần nút tai nghe thường rất dễ bị ẩm, dễ gây sang chấn vùng da ở cửa tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng phát triển, gây viêm nhiễm cho vùng ống tai ngoài. Ống tai và cửa tai sẽ bị ê nhức khi đeo tai nghe không phù hợp kích thước.
3. Hỏng màng nhĩ.
Ngoài sự tích tụ ráy tai và viêm tai ngoài, việc sử dụng tai nghe không đúng cách còn có thể gây ra các vấn đề về thính giác nếu âm lượng quá lớn. Âm lượng của một cuộc trò chuyện bình thường thường là từ 60 đến 80 dB và đây cũng là mức âm lượng mà bạn nên duy trì. Nếu nghe nhạc có âm lượng lớn hơn, tai trong và màng nhĩ có thể bị kích thích, thậm chí gây hỏng màng nhĩ.
Đeo tai nghe nhiều khiến cho các tế bào thần kinh trong ốc tai phải làm việc quá sức, gây ra suy giảm thính lực hay thậm chí có thể bị điếc. Suy giảm thính lực sẽ xảy ra nếu bạn hằng ngày tiếp xúc âm thanh có cường độ 85 – 90 decibels liên tục trên 2h đồng hồ và kéo dài trong 1 – 2 năm. Hiện nay, các máy nghe nhạc đeo tai đều có công suất mở cực đại lên đến 120 decibels gây ra áp lực âm thanh lớn trực tiếp đến tế bào thần kinh. Khi đeo tai nghe, tai nghe của bạn cũng phát ra sóng điện từ gây tổn thương não.
Bất kỳ âm thanh nào vượt quá ngưỡng trên cũng gây hại cho khả năng nghe của tai. Ngoài ra, không nên dùng tai nghe liên tục quá 2h mà cần cho tai có thời gian nghỉ ngơi giữa những lần sử dụng.
Bệnh nhân có thể sẽ không cảm thấy giảm thính lực ngay, mà phải một thời gian sau mới nhận ra. Tiếng ồn hay âm nhạc quá lớn sẽ tổn thương trước tiên các tế bào thần kinh thính giác tần số cao, sau đó sẽ đến các tần số trung bình và thấp. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến sự nghe với tần số trung bình của tiếng nói bình thường.
4. Bỏ qua tình huống khẩn cấp.
Một sự thật mà ai cũng dễ dàng nhận thấy là những người đeo tai nghe thường không nghe thấy những gì xảy ra xung quanh. Điều này có thể giúp người đeo tập trung nhưng vô tình lại khiến cho họ không nhận thức được những nguy hiểm sắp xảy đến, gây mất tập trung khi lái xe, đặc biệt là trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tiếng còi báo động xảy ra hỏa hoạn hoặc báo trộm, kể cả tiếng chuông báo thức.
5. Đau dữ dội trong tai.
Rất nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng việc lạm dụng tai nghe chính là nguyên nhân khiến tai bị đau dữ dội và tê buốt. Một số trường hợp có những biểu hiện như ù tai hay chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân… Đó là những biểu hiện của một chấn thương âm thanh cấp tính. Những biểu hiện này biến mất sau vài giờ nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày hoặc để lại di chứng về thính lực và thần kinh.
Những người sử dụng tai nghe quá thường xuyên phải đi khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng khi thấy xuất hiện những cơn đau dữ dội trong tai. Ngoài ra, bạn còn có thể nghe thấy những âm thanh khác như tiếng ù ù trong tai, hoặc có cảm giác tai bị tê cóng.
6. Hoại tử.
Điều này chỉ xảy ra trong những trường hợp rất nghiêm trọng. Tình trạng hoại tử có thể làm chết các mô xung quanh tai và gây mất thính giác vĩnh viễn.
Lợi ích của việc sử dụng tai nghe.

Ngoài những tác hại thì việc sử dụng tai nghe cũng mang đến những lợi ích tốt.
Dưới đây là một số lợi ích lý giải vì sao mọi người thích sử dụng tai nghe:
1. Chống tiếng ồn từ bên ngoài.
Có nhiều lý do dẫn đến việc chúng ta có thói quen đeo tai nghe. Một trong những mục đích quan trọng nhất là khi đeo tai nghe, bạn có thể “che lấp” được những tiếng ồn của xe cộ, tiếng nói chuyện ồn ào trên đường phố hay những âm thanh khó chịu của công trình đang thi công. Từ đó mang lại cảm giác dễ chịu mà thoải mái hơn, giúp bạn tránh xa những âm thanh phiền toái và có thể tận hưởng những âm thanh thư giãn dễ chịu.
2. Tiếng ồn trắng giúp thư giãn đầu óc.
Những giai điệu nhẹ nhàng như âm thanh của đàn violin, cello, piano hoặc tiếng mưa rơi, tiếng suối chảy có thể làm cho bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng. Những âm thanh này giúp mọi người thư giãn sau một ngày dài bận rộn và mệt mỏi. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tiếng ồn trắng có thể làm giảm sự lo lắng, giảm sự thay đổi nhịp tim và làm dịu các dây thần kinh. Trong nghiên cứu, những người nghe nhạc khi ngủ có thể ngủ ngon hơn và cảm thấy khỏe hơn vào sáng hôm sau.
3. Điều trị chứng mất ngủ và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghe nhạc đặc biệt là trong khi ngủ có thể là một hình thức điều trị tuyệt vời cho những người bị rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) hoặc mất ngủ, vì nó có thể thư giãn tâm trí và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Do vậy, việc đeo tai nghe và thưởng thức những bản nhạc êm dịu sẽ vô cùng hữu ích cho những người khó ngủ, ngủ không sâu, đặc biệt là người già. Đặc biệt, việc nghe những bản nhạc có tính chất thư giãn trong khi ngủ còn làm dịu thần kinh và làm dịu những suy nghĩ khó chịu trong tâm trí.
4. Kích thích cơ thể phản ứng tạo ra cảm giác tự động.
Âm nhạc có thể tạo ra cảm giác ASMR (phản ứng kích thích cảm giác tự động). Đây là một cảm giác vô cùng dễ chịu, lan tỏa khắp cơ thể làm cho cơ thể nhanh chóng vào trạng thái thư giãn. Cảm giác ASMR thường bắt đầu ở đầu và cổ và đôi khi có thể truyền đến tay và chân và thường xảy ra theo từng đợt chứ không cùng một lúc.
Cách sử dụng tai nghe thế nào an toàn không gây hại cho sức khỏe?

Để tránh gặp phải các hiểm họa không mong muốn, bạn cần nhớ một số điều sau khi đeo tai nghe trong khi ngủ:
1. Âm lượng vừa phải.
Khi đeo tai nghe, bạn cần điều chỉnh âm lượng vừa phải, không quá to, đồng thời tránh đeo tai nghe trong khi điện thoại hay thiết bị phát nhạc đang sạc vì điều này dễ dẫn đến nguy cơ bị điện giật. Ngoài ra, nếu sử dụng trong lúc ngủ bạn nên hẹn giờ tắt nhạc để khi bạn chìm sâu vào giấc ngủ, âm thanh sẽ được ngắt, giúp tiết kiệm pin cho thiết bị, đồng thời giảm ảnh hưởng xấu đến tai.
2. Sử dụng thiết bị phù hợp.
Đối với tất cả loại tai nghe đều cần xác định đúng bên trái và phải để tăng sự thoải mái trong trải nghiệm của bạn.
Bạn cần chọn tai nghe có kích thước vừa vặn, không gây cấn hay khó chịu khi sử dụng hay khi bạn nằm nghiêng sang trái hoặc phải.
Chỉ nên đặt tai nghe vào kẽ hở ở phần ngoài nếp gấp tai của bạn, không nên đẩy sâu vào ống tai.
Nếu bạn ngủ một mình trong phòng, hãy thử dùng radio thay vì tai nghe. Nếu không có radio, bạn cũng có thể sử dụng tivi ở chế độ nghe nhạc.
3. Nên lựa chọn bài hát, bản nhạc có âm lượng trầm ấm thư giãn.
Mỗi người có gu âm nhạc riêng, đặc biệt là trong việc chọn bài hát hay bản nhạc để nghe. Một số người thích âm nhạc có tiết tấu nhanh trong khi có những người lại chuộng các giai điệu chậm để thư giãn. Loại bài hát hay bản nhạc lý tưởng để nghe là có nhịp gần với nhịp tim của bạn, từ 60 đến 80 BPM (nhịp/phút). Bạn có thể tra cứu những bài hát nằm trong phạm vi đó bằng các ứng dụng trên điện thoại.
4. Kiểm soát thời lượng và mức âm thanh sử dụng.
Bạn nên sử dụng tai nghe với mức âm thanh vừa đủ, không bật quá 2/3 thanh âm lượng cho các thiết bị điện thoại di động. Và chỉ nên sử dụng tai nghe 2 tiếng/ngày để bảo vệ sức khỏe cũng như thính giác.
5. Thường xuyên vệ sinh tai nghe.
Bạn nên thường xuyên vệ sinh tai nghe của mình, tốt nhất là 1 tháng/ lần bằng cách sau:
Bước 1: Dùng bàn chải sạch và khô để vệ sinh nhẹ nhàng những lớp bụi bẩn bám trên tai nghe.
Bước 2: Dùng tăm bông chấm vào một ít cồn và lau kĩ các chi tiết nhỏ của tai nghe.
Bước 3: Thấm thêm một ít cồn vào miếng khăn giấy và lau dây tai nghe.
Lưu ý: Đối với tai nghe In-ear có nút cao su, bạn tháo rời phần nút này và ngâm trong nước xà phòng ấm 20 phút rồi rửa lại bằng nước và để ráo trước khi lắp lại.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về thói quen đeo tai nghe. Hãy sử dụng tai nghe đúng cách để đảm bảo không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhé.
Viết bình luận