Bạn có biết những tư thế ngủ đúng giúp giảm bớt bệnh tật?

Câu hỏi

Chúng ta sử dụng một phần ba cuộc đời để ngủ. Chất lượng của sự phục hồi cơ thể vào buổi tối và toàn  bộ sức khỏe phụ thuộc trực tiếp vào tư thế và những việc ta làm trước khi đi ngủ.

Sau đây là những khuyến nghị từ những chuyên gia hàng đầu về tư thế ngủ đúng để khắc phục tất cả các vấn đề về sức khỏe của bạn.

1/ Đau vai

Nếu bị đau vai khi mới ngủ dậy, bạn nên tránh nằm nghiêng một bên, đặc biệt là bên vai bị đau. Đồng thời cũng không khuyến khích bạn nằm úp bụng, tư thế này làm cho vai không được để đúng vị trí khi ngủ.

Tư thế ngủ tốt nhất trong trường hợp này là nằm ngửa. Dùng một chiếc gối mỏng (gối định hình là tốt nhất) để gối đầu, một chiếc khác đặt trên bụng của bạn và ôm nó. Như vậy vai của bạn sẽ ở vị trí đúng và ổn định nhất.

Nếu bạn không muốn nằm ngửa, có thể nằm nghiêm về bên vai không bị đau. Kéo 2 chân một chút về phía ngực, sau đó đặt một chiếc gối mỏng giữa 2 đầu gối. Không nên gối đầu lên tay khi đó vai của bạn sẽ không ở  đúng vị trí tự nhiên.

2/ Đau lưng

Nếu bạn bị đau lưng, việc duy trì cột sống đúng vị trí là vô cùng quan trọng. Nếu đệm của bạn quá mềm hãy thay bằng một chiếc khác sớm nhất có thể.

Nằm ngửa có lẽ là tư thế tốt nhất cho bạn. Đặt một chiếc gối bên dưới 2 đầu gối để giúp phục hồi cột sống một cách tự nhiên, gân cơ được nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể thử với khăn nhỏ cuộn tròn đặt ở phần lưng phía dưới, nhằm gia tăng thêm sự trợ giúp cho cột sống.

Nếu bạn là một người hay nằm ngủ úp bụng, hãy dùng một chiếc gối đặt bên dưới bụng và xương chậu để một phần lưng không bị vặn về trước.

Nếu bạn thích nằm ngủ nghiêng, tư thế bào thai sẽ tốt nhất cho bạn. Co chân một chút về phía ngực, giữ cho lưng cong tự nhiên. Đặt một chiếc gối nhỏ giữa 2 đầu gối sẽ giúp giảm bớt áp lực cho phần lưng bên dưới.

3/ Đau cổ

Giống như lưng, cổ của bạn cũng cần được hỗ trợ trong khi ngủ.

Thông thường, tư thế tốt đối với bạn là nằm ngửa với một chiếc gối dưới đầu, dưới mỗi bên vai đặt một chiếc gối.

Những người với vấn đề ở cổ nên cẩn thận khi chọn lựa gối, tốt nhất là gối chỉnh hình hoặc gối quận tròn.

Nếu bạn thích nằm nghiêng khi ngủ, đảm bảo rằng gối không quá cao, khuyến cáo không nên dày hơn 15cm. Lý tưởng nhất là chiều cao của gối bằng với độ rộng của một bên vai, cổ của bạn lúc này sẽ ở đúng vị trí nhất.

Nếu bạn hay nằm úp bụng, hãy tìm một chiếc gối mỏng nhất có thể, mà tốt nhất bạn không nên ngủ tư thế này bất kể lúc nào, nằm ngủ cả đêm với đầu quay sang một bên thực sự khiến cổ của bạn chịu nhiều áp lực.

4/ Không thể ngủ được

Rất khó khăn để không sử dụng điện thoại hay máy tính trước khi đi ngủ, dù bạn nên làm như vậy. Nó thực sự sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ được cải thiện tốt hơn rất nhiều. Ánh sáng từ màn hình điện thoải ảnh hưởng tới nhịp sinh học của chúng ta.

Tránh sử dụng thiết bị điện tử, café, đồ uống có cồn, nước tăng lực, trà, socola, ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ.

Tập thể dục vào buổi sáng và buổi chiều, giúp tăng cường thể chất, cải thiện tuần hoàn máu, và giúp bạn ngủ nhanh hơn.

5/ Không thể ngủ sâu

Nếu bạn thường xuyên bị thức giấc lúc nửa đêm, bạn không chỉ cần loại bỏ thói quen sử dụng các thiết bị điện tử, mà còn phải tránh xa đồ uống có cồn trước giờ đi ngủ. Rượu làm gián đoạn sự cân bằng của nước trong cơ thể và ảnh hưởng tới chu kỳ giấc ngủ của bạn.

Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra nhiệt độ phòng. Nhiệt độ lý tưởng để có một giấc ngủ sâu là từ 20-22 độ C.  

6/ Không thể thức dậy đúng giờ

Rất nhiều người bị tình trạng này, nhưng không khó để giải quyết vấn đề. Hãy đặt đồng hồ báo thức thống nhất cùng 1 khung giờ cho mỗi ngày, kể cả ngày cuối tuần. Nếu bạn muốn thức dậy sớm, bạn cần đi ngủ sớm vào tối hôm trước.

7/ Ngủ ngáy

Nếu bạn hay ngủ ngáy, đừng nằm ngửa. Trong trường hợp này, các mô họng bị trùng xuống, lưỡi của bạn rơi ngược vào cổ họng làm hẹp đường thở.

Chọn gối phù hợp. Một chiếc gối quá mềm làm đầu ngửa ra phía sau và làm bạn ngáy nhiều hơn. Sử dụng thêm một chiếc gối hoặc nâng đầu giường cao hơn vài cm để ngăn lưỡi rơi xuống khí quản của bạn.

Nằm nghiêng một bên, đầu đặt ở vị trí tự nhiên nhất sẽ giúp khai thông đường thở. Ngoài ra bạn có thể tập luyện các bài tập tăng cường cơ lưỡi và cổ họng để khắc phục tình trạng ngủ ngáy.

8/ Chuột rút chân

Chân bị chuột rút thường là co thắt đột ngột, thắt chặt ở bắp chân, bàn chân hoặc đùi. Khoảng 80% người mắc phải vấn đề này bất kể tuổi tác. Bị chuột rút chân ban đêm thường liên quan đến một số bệnh, tổn thương thần kinh hoặc thiếu các nguyên tố vi lượng. Nếu gặp tình trạng này quá thường xuyên, bạn nên đi khám bác sĩ.

Một cách tốt để ngăn chặn chuột rút là kéo dài và tăng cường cơ bắp chân. Bạn có thể thử tập luyện yoga và massage chân trước khi đi ngủ. Để đạt được hiệu quả bạn cần tập luyện thường xuyên.

9/ Những vấn đề khác

Rối loạn giấc ngủ có thể do nhiều nguyên nhân, từ mệt mỏi, đi giày quá không thoải mái, đến các vấn đề về tiêu hóa hoặc hệ thần kinh. Bác sĩ và chuyên gia sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách điều trị chính xác.

Nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng sẽ tốt hơn nếu bạn nằm nghiêng bên trái với tư thế hình chữ Z. Điều này giúp ngăn thực phẩm trong dạ dày không trào lên thực quản, giảm bớt chứng ợ nóng.

Bạn có bị đau chân vào ban đêm không? Sử dụng gối cuộn tròn hoặc đuôi giường để kê chân bạn nhấc lên trong khi ngủ. Máu tĩnh mạch tích tụ trong chân bạn sẽ chảy xuống và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Ngoài ra, hãy thử chà xát hoặc xoa nhẹ chân trước khi ngủ vào ban đêm, và tránh tiêu thụ caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ.

Thongthai.vn

Trả lời câu hỏi