Đăng ký ngay

Đăng nhập

Quên mật khẩu

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

OPEC là gì? Vì sao OPEC có thể quyết định giá dầu thế giới?

OPEC là gì?

OPEC hay còn gọi là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (Organization of Petroleum Exporting Countries) được thành lập tại Hội nghị Baghdad vào năm 1960 bởi 5 thành viên sáng lập; Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela. Các quốc gia khác bao gồm Libya, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Algeria tham gia sau đó. Tổ chức có tổng cộng 13 quốc gia thành viên tính đến tháng 2 năm 2022.

Mục tiêu chính của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ là điều phối chính sách xăng dầu giữa các nước thành viên nhằm tránh biến động giá mạnh, đảm bảo giá ổn định cho các nước sản xuất và thu mua dầu, điều tiết sản xuất và đảm bảo lợi tức công bằng cho các khoản đầu tư vào dầu.

Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới và nắm giữ khoảng 75% trữ lượng dầu thế giới.

Vì sao OPEC có thể quyết định giá dầu thế giới?

OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu. Hội nghị các bộ trưởng phụ trách năng lượng và dầu mỏ thuộc tổ chức OPEC được tổ chức mỗi năm 2 lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đề ra các biện pháp phù hợp để bảo đảm việc cung cấp dầu. Bộ trưởng các nước thành viên thay nhau theo nguyên tắc xoay vòng làm chủ tịch của tổ chức hai năm một nhiệm kỳ.

Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách dầu chung nhằm để giữ giá. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả tạo nhằm thông qua đó có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền (cartel) luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên.

Tầm quan trọng của OPEC đã suy giảm sau giai đoạn được xem là đỉnh cao của tổ chức này vào giữa những năm 1970. Có những nghi ngờ xung quanh sự thống trị của tổ chức này nhưng chưa thực sự có một tổ chức nào có đủ khả năng để thay thế nó.

Trong cơn bão lạm phát cao, cần phải hạ giá dầu, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố tìm cách xoa dịu Thái tử Ả rập Saudi Mohammed bin Salman (quốc gia có lượng dự trữ dầu lớn nhất thế giới) sau những căng thẳng ngoại giao gần đây giữa hai bên, và qua đó thuyết phục nước này sản xuất thêm dầu mỏ.

Đây có lẽ là thời điểm khó khăn đối với chính sách đối ngoại của Mỹ, vốn đặt mục tiêu duy trì cách tiếp cận cứng rắn với cả Nga và Ả rập Saudi. Nhưng hiện nay, hai mục tiêu này đã trở nên khó thực thi, nhất là khi tính đến sử dụng dầu mỏ như một công cụ gây áp lực.

Hiện vẫn chưa có khả năng cho thấy Ả rập Saudi và 12 thành viên khác của OPEC sẽ muốn tăng nguồn cung hay thậm chí là có khả năng để làm điều đó. Cùng với các xung đột địa chính trị trên thế giới đang khiến giá dầu dự kiến sẽ còn tăng mạnh và sẽ giữ nguyên như vậy trong thời gian dài.

Viết bình luận