Tại sao ong chúa sống lâu gấp nhiều lần ong thường?
Trong đàn thường có 3 loại ong: Thứ nhất là ong thợ. Đó là những con cái không có khả năng sinh đẻ. Chúng chiếm số lượng nhiều nhất trong đàn, và chuyên đảm nhận những công việc nặng nhọc như xây tổ, kiếm mồi, chăm sóc ong con, chống kẻ thù. Loại thứ hai là ong đực. Chúng cũng phải kiếm ăn và xây tổ, nhưng ít nặng nhọc hơn ong thợ. Và thứ ba là ong chúa.
Trong đàn chỉ có ong chúa là có quyền đẻ trứng. Vì thế, nó được nâng niu và bảo vệ rất cẩn thận. Khi các con khác phải đi kiếm thức ăn thì ong chúa chỉ nằm trong tổ. Nó được cung phụng loại mật hoa ngon nhất. Cho dù cả đàn ong phải nhịn đói thì ong chúa vẫn no đủ. Cả cuộc đời, ong chúa hầu như không phải chạm trán với kẻ thù. Có lẽ vì vậy mà ong chúa có thể sống hết tuổi thọ của nó từ 3 – 5 năm, trong khi các con ong khác chỉ sống được 6 tháng đến một năm mà thôi.
Ong chúa từ đâu sinh ra?
Con ong chúa thường là mẹ của hầu hết, nếu không phải tất cả, những con ong trong tổ ong. Ong chúa phát triển từ ấu trùng được lựa chọn bởi con ong thợ và được ong thợ nuôi bằng tuyến nước bọt đặc biệt rất bổ, còn được gọi là sữa ong chúa, sữa này chứa trong một ổ riêng chỉ sử dụng cho ong chúa hoặc ong chuẩn bị phát triển thành ong chúa. Bình thường mỗi tổ chỉ có một con ong chúa, nếu trong tổ có nhiều ong sẽ tách thành tổ mới, thường vào mùa xuân. Ong chúa sinh sản tốt nhất là năm đầu. Nếu mất ong chúa, các ong thợ có thể tạo chúa mới.
Viết bình luận