Tại sao gọi là Biển Đỏ?
Biển Đỏ còn gọi là Hồng Hải hay Xích Hải có thể coi là một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương nằm giữa châu Phi và châu Á.
Biển này được hình thành cách đây khoảng 30 triệu năm trước do sự tách ra của châu Phi khỏi bán đảo Ả Rập. Biển đỏ hiện nay vẫn đang mở rộng ra và ở đây có các núi lửa ngầm nhỏ ở các phần sâu nhất, người ta còn cho rằng đến một lúc nào đó sẽ trở thành đại dương.
Nguồn gốc tên gọi Biển Đỏ có 3 giả thuyết như sau:
- Là sự thể hiện cho sự nở rộ theo mùa của một loại hải tảo và hiện tượng này cũng chỉ xảy ra vào một khoảng thời gian ngắn nhất định trong năm.
- Để chỉ các dãy núi giàu khoáng chất màu đỏ gần đó. Các dãy núi này được gọi là harei edom, có nghĩa là “nước da hồng hào”, Edom cũng là một tên gọi khác trong tiếng Do Thái để chỉ khuôn mặt có màu đỏ của Esau trong Kinh Thánh và dân tộc là hậu duệ của ông.
- Do dịch sai của cái mà nó gọi là Hồng Hải trong câu chuyện Sách Xuất Hành của Kinh Thánh.
Vậy nước Biển Đỏ có thực sự màu đỏ không?
Thực ra, nước biển thông thường không có màu. Ta nhìn thấy màu xanh của biển là do khúc xạ ánh sáng, dưới sự tác động của ánh sáng Mặt Trời khi chiếu xuống mặt biển.
Tuy nhiên kỳ lạ là tại Vùng Biển Đỏ – Hồng Hải, ta lại nhìn thấy màu đỏ, nâu đỏ, giống như tên gọi của nó. Tại sao lại như vậy? Nước ở Biển đỏ có thực sự màu đỏ không?
Nguyên do là: Có một loài “tảo xanh lam” tên là Trichodesmium erythraeum sống ở gần mặt biển.
Chúng phát triển rất mạnh, xuất hiện ở hầu hết các đại dương nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, nhất là khu vực Biển Đỏ. Ở đây, tảo nở hoa định kỳ, số lượng tăng nhanh, khi loài tảo này chết đi sẽ chuyển thành màu đỏ lan rộng trên mặt biển.
Cộng thêm, tại vùng biển nông và hẹp ở phía Đông và Tây của Biển Đỏ có rất nhiều bãi san hô màu đỏ làm cho nước biển vốn đã màu đỏ lại càng đỏ thêm.
Vậy nên nước ở biển đỏ vốn không có màu đỏ, màu đỏ mà chúng ta nhìn thấy ở đây là do màu của tảo và san hô tạo thành.
Viết bình luận