Đăng ký ngay

Đăng nhập

Quên mật khẩu

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

Muối ở biển từ đâu mà có?

Nước biển của các đại dương trên thế giới có độ mặn khoảng 3,5%. Điều này có nghĩa là cứ mỗi lít nước biển chứa khoảng 35 gam muối, phần lớn là chloride natri NaCl. Ước tính tổng cộng lượng muối trên toàn bộ các đại dương vào khoảng 50 triệu tỉ tấn.

Vậy nguồn gốc của muối trong nước biển từ đâu mà có? Bằng cách nào số muối khổng lồ này xâm nhập được vào các đại dương?

Theo các nghiên cứu, một phần muối có nguồn gốc từ đá và các trầm tích dưới đáy biển. Số muối khác lại thoát ra từ các miệng phun núi lửa nằm ẩn sâu dưới các con sóng. Tuy nhiên, phần lớn lượng muối trong các đại dương lại bắt nguồn từ đất liền bao quanh chúng ta.

Nước mưa hòa tan các khoáng chất và muối từ đá và đất khô, rồi cuốn trôi chúng ra sông, cuối cùng được đưa tới các đại dương khi nước sông đổ về qua cửa biển, lượng muối này có thể được giữ lại và cô đặc hơn do sức nóng mặt trời khiến nước trên bề mặt của chúng bốc hơi, để lại muối phía sau (Chu trình thủy học).

Ngoài ra một lượng nhỏ các hồ trên thế giới mà không có các lối thoát ra đại dương (như biển Chết và biển Caspi), phần lớn đều có độ chứa muối cao.

Trên khắp toàn cầu, có tới 4 tỉ tấn muối từ các dòng sông đã thâm nhập vào các đại dương mỗi năm. Vì vậy, các đại dương của chúng ta chắc chắn trở nên mặn hơn và mặn hơn nhiều so với thuở sơ khai. Tuy nhiên, trong nhiều triệu năm trở lại đây Độ mặn của nước biển đã ổn định. Nguyên nhân là do một lượng muối được loại bỏ bởi tảo và động vật sống ở biển, một số được lắng xuống dưới dạng trầm tích dưới đáy đại dương. Vì vậy, muối đi ra biển giữ cân bằng với việc muối bị lắng đọng hoặc bị loại bỏ.

Viết bình luận