Đăng ký ngay

Đăng nhập

Quên mật khẩu

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

Ký sinh trùng Toxoplasma là gì? Nó có ảnh hưởng tới con người không?

Toxoplasma là gì?


Toxoplasma là ký sinh trùng đơn bào đã đang hiện diện trên ít nhất 1/3 dân số. Chúng lây nhiễm qua mèo, qua nguồn nước ô nhiễm, tuy nhiên chỉ phụ nữ mang thai mới nên sợ loài ký sinh này, bởi nó có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Nó nổi tiếng với khả năng thao túng hành động vật chủ, khiến chuột hung hăng và không còn sợ mèo nữa. Thế nhưng, đây là lần đầu tiên khoa học chứng kiến vật chủ của Toxoplasma là một con thú có vú hoang dã cỡ lớn, loài ký sinh trùng thao túng hành vi này khiến linh cẩu không biết sợ, hung hăng lại gần sư tử.

Khi trưởng thành, linh cẩu đốm là một trong số những con vật tìm được thành công tại Châu Phi khắc nghiệt. Nhưng khi vẫn là con non, chúng chỉ là những chú cún yếu ớt và là bữa ăn cho sư tử đói. Từ khi sinh ra, linh cẩu đã biết sợ thú săn mồi, chỉ quanh quẩn gần ổ với ba mẹ.


Nhưng khi bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii, hành vi linh cẩu bỗng trở nên khác thường. Số trường hợp linh cẩu con nhiễm ký sinh trùng dám lại gần sư tử tăng tới 4 lần, hiển nhiên khiến tỷ lệ linh cẩu non bị sư tử xơi tái tăng theo. Số liệu bất ngờ này do Khu bảo tồn Quốc gia masai Mara tại Kenya thu lại.

Nghiên cứu cho thấy thứ ký sinh trùng ít khi gây tử vong này có ảnh hưởng lớn tới hành vi động vật, hơn nhiều những nhận định trước đây.


Loài ký sinh trùng này không chỉ ảnh hưởng lên mèo nhà và chuột, mà còn có tiềm năng lây lan rất rộng.


Nhóm các nhà khoa học nghiên cứu linh cẩu Mara nhận thấy có tới 1/3 số linh cẩu con nhiễm Toxoplasma, khoảng 71% số cá thể chưa tới tuổi trưởng thành và 80% cá thể trưởng thành mang ký sinh trùng trên người.

Những con linh cẩu non không nhiễm ký sinh trùng sẽ ở tránh xa sư tử khoảng 100 mét, nhưng khoảng cách trung bình giữa cá thể linh cẩu con có kháng thể Toxoplasma với sư tử là 40 mét. Khi linh cẩu được một tuổi, chúng mới đủ khôn ngoan để biết rằng mình không nên lại gần những con mèo cỡ lớn kia.

Toxoplasma có ảnh hưởng đến con người không?


Stefanie Johnson, nhà khoa học công tác tại Đại học Colorado, người đã bỏ nhiều năm theo dõi ký sinh trùng Toxoplasma, đánh giá cao nghiên cứu mới. “Nó xác nhận rằng ký sinh trùng Toxoplasma có ảnh hưởng mạnh lên hành vi của động vật có vú”, trong đó có thể có cả con người.


Đa số người nhiễm Toxoplasma chỉ sốt nhẹ và hồi phục nhanh chóng, nhưng ký sinh trùng này có thể ảnh hưởng nặng nề tới bào thai, do đó phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc gần với phân mèo. Chưa hết, có những nghiên cứu đưa ra bằng chứng gây tranh cãi, cho thấy những người nhiễm Toxoplasma lái xe bất cẩn hơn hay sẵn sàng mạo hiểm kinh doanh; nghiên cứu cho rằng người nhiễm ký sinh trùng bị giảm khả năng cảm nhận sợ hãi.
Những thay đổi hành vi này là dấu hiệu cho thấy ký sinh trùng Toxoplasma ảnh hưởng tới vật chủ, chúng có thể thao túng động vật có vú cấp cao theo cách mà chúng ta vẫn chưa rõ.


Đây là loài ký sinh trùng đa số chúng ta coi là ôn hòa, nhất là khi nhiễm trên người. Nhưng khi nhìn vào hiệu ứng, Toxoplasma có thể tác động lớn tới hành vi con người, thậm chí thao túng ở mức hành vi giao tiếp xã hội.

Ký sinh trùng Toxoplasma có đáng sợ không?


” Toxoplasma lây nhiễm sang chuột, sau đó là mèo, rồi đến người làm video về mèo”, Musk trả lời bài viết theo suy luận logic bất ngờ.

“AI sẽ được đào tạo trí thông minh siêu phàm qua các video về mèo trên Internet, do đó, Toxoplasma trở thành yếu tố quyết định vận mệnh của chúng ta”, CEO Tesla hài hước nhận định.

Toxoplasma có thể khiến chúng ta thực hiện những hành vi rủi ro hơn như đầu tư hàng tỷ USD vào một công ty ôtô điện, xâm chiếm sao Hỏa, hoặc cố gắng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền mã hóa bằng cách gửi các tweet meme.

Thực ra khả năng ý của Đai ca Elon Musk là Toxoplasma làm cho con người bớt đi nỗi sợ hãi về Ai, nhờ đó tạo ra những Ai siêu việt giúp loài người chinh phục vũ trụ, hóa giải những nguy cơ tồn vong do thiên thạch, biến đổi khí hậu mà thôi.

Viết bình luận