Hiệu ứng nhà kính là gì?
Mùa đông ở phía Bắc trời buốt giá, cây cỏ khô cằn. Nhưng trong nhà kính lại ấm áp như mùa xuân, Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn. Nguyên nhân là gì vậy? Thì ra kính có một đặc điểm đặc thù, nó có thể cho bức xạ Mặt trời chiếu vào trong phòng kính, lại có thể ngăn ngừa bức xạ nóng trong nhà kính lọt ra ngoài tạo ra nên không khí trong nhà kính càng ngày càng ấm áp.
Cũng tương tự như vậy, không khí bao quanh Trái đất ngoài khí Nitơ, Oxi còn có rất nhiều khí khác như Cacbonic, Mêtan, Clorua, Florua, hyđrocacbon, v.v… Những khí này có tác dụng tương tự như kính.
Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2 để đi tới mặt đất từ đó làm mặt đất nóng lên tạo ra bức xạ nhiệt phản xạ ngược lại từ trái đất vào vũ trụ, tuy nhiên đây là bức xạ sóng dài nên không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 dày và bị CO2, hơi nước trong khí quyển hấp thụ. Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh Trái Đất tăng lên. Lớp khí CO2 có tác dụng như một lớp kính giữ lại nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ, khiến nhiệt độ của Trái Đất gia tăng trên phạm vi toàn cầu chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Làm thế nào để giảm hiện tượng nóng lên toàn cầu?
Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch đồng thời tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện với môi trường như năng lượng gió, mặt trời,, thủy triều, địa nhiệt…
Cần tích cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí methan, halogen, clo, fluor,… không cho thải vào không khí.
Giảm phương tiện giao thông dùng động cơ đốt trong, thay thế bằng phương tiện xanh ít gây ô nhiễm hơn.
Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển.
Viết bình luận