Đăng ký ngay

Đăng nhập

Quên mật khẩu

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

Gàu là gì? Nguyên nhân và cách để Hết Gàu!

Gàu là gì?

Gàu hay gầu là sản phẩm đào thải của da đầu, mỗi người đều có. Đây là một hiện tượng rối loạn của da đầu, gây chứng đóng vảy trắng, vảy rời từng mảng hay rơi lấm tấm trên tóc.

Gàu là một tình trạng rất phổ biến ở cả nam và nữ, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở tuổi 20-30. Theo sinh lý bình thường, lớp da đầu ngoài cùng sau khoảng thời gian một tháng sẽ chết đi, tróc ra tạo thành những vảy nhỏ li ti. Các tế bào này sẽ được thay thế bằng các tế bào da đầu mới khác. Tuy nhiên, khi bị gàu, thời gian tế bào da đầu tróc ra thu ngắn chỉ còn 2-3 tuần, da đầu bị thay thế quá nhanh, các vảy rớt nhiều, đôi khi thành các mảng lớn hơn dính vào tóc và vai áo.

Khác với những chứng đóng vảy có thể do những bệnh da liễu. Gàu chỉ là hiện tượng da đầu thay lớp quá nhanh chóng, không phải do nhiễm trùng hay ký sinh trùng gây ra, vì thế không lây từ người này sang người khác.

Gàu không làm hại sức khỏe, tuy nhiên nếu quá nhiều sẽ gây ngứa và ảnh hưởng đến mỹ quan. Làm người bị gàu lúng túng, mất tự tin trong giao tiếp.

Tại sao đầu có nhiều gàu?

Có một số nguyên nhân gây ra tình trạng gàu đặc biệt nhiều ở một số người.

  1. Do da đầu có nhiều dầu.

Các bác sỹ phát hiện những người này phần nhiều ở lứa tuổi thanh niên. Do các hormon giới tính mất cân bằng, đặc biệt là mức độ hormon nam tăng cao, da tiết ra nhiều chất dầu. Khi dầu trên da đầu nhiều thì những tế bào sừng đã rụng ra sẽ dính lại với nhau, hình thành những đám gàu mà mắt thường có thể trông thấy được.

2. Do bị bệnh viêm da tiết bã.

Gàu là một triệu chứng, tình trạng hay gặp của bệnh viêm da dầu tiết bã. Đây là một bệnh da liễu phổ biến, ngoài ảnh hưởng đến da đầu, bệnh còn ảnh hưởng đến vùng da ở các vị trí khác như trong tai, lông mày, mí mắt trên, trán, các nếp gấp kéo dài từ mũi đến khóe miệng. Viêm da tiết bã xuất hiện khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh tạo cơ hội cho một số phản ứng viêm da xuất hiện. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do yếu tố di truyền, tỷ lệ mắc bệnh trong dân số là 2-5%, nếu trong gia đình có người bệnh viêm da tiết bã thì nguy cơ mắc ở thế hệ sau là rất cao. Đặc trưng của gàu do viêm da tiết bã là da đầu thường bị đỏ, bong vảy nhiều màu trắng hoặc vàng nhẹ. Bệnh thường nhẹ vào mùa hè, tiến triển mạnh vào mùa thu đông.

3. Do môi trường hoặc chăm sóc tóc không đúng cách.

Da đầu bị kích thích quá mức bởi các yếu tố như chải đầu, gội đầu hay massage da đầu quá mạnh. Thời tiết hanh khô, ô nhiễm môi trường, khói bụi, sấy, nhuộm, duỗi tóc quá thường xuyên, bị kích ứng với các sản phẩm chăm sóc tóc, tạo kiểu tóc… Việc dùng dầu gội đầu hoặc dược phẩm có tính kiềm mạnh cũng dẫn đến gàu nhiều.

Ngoài ra, Do một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến da đầu và gây gàu như: Bệnh vảy nến, Bệnh chàm, Bệnh dày sừng da đầu…

Làm thế nào để hết gàu?

Gàu là một bệnh vô cùng phổ biến nên điều trị bệnh gàu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Điều may mắn là hầu hết gàu có thể kiểm soát nếu điều trị kiên trì, đúng cách. Nếu những trường hợp gàu nhẹ chỉ cần gội đầu thường xuyên bằng dầu gội trị gàu nhằm giảm nhờn và tích tụ các tế bào chết trên da đầu. Nếu trường hợp gàu nặng hơn, các dầu gội trị gàu thông thường không có hiệu quả, có thể dùng các loại dầu gội dược mỹ phẩm chuyên dụng để điều trị gàu.

Đôi khi người mắc gàu phải thử nghiệm nhiều loại dầu gội để tìm loại phù hợp nhất với tình trạng của mình. Cần gội đầu bằng dầu gội trị gàu hàng ngày cho đến khi tình trạng gàu được kiểm soát, sau đó gội ngắt quãng 2-3 lần một tuần. Sau đó gội 1 tuần một lần xen kẽ những loại dầu gội thông thường khác để duy trì hiệu quả. Khi dùng dầu gội dược mỹ phẩm trị gàu, thời gian gội ít nhất 5 phút để các thành phần hoạt chất có thời gian tác động vào da đầu.

Bạn cũng cần phải sống có quy củ, giữ cho tinh thần thoải mái, ít ăn chất mỡ, đường, ăn nhiều rau quả và những thức ăn chứa nhiều vitamin B. Tăng cường rau xanh và trái cây, cung cấp các khoáng chất, đặc biệt là kẽm (có nhiều trong các thực phẩm như hải sản, đậu nành, đậu Hà Lan, củ cải…) có tác dụng rất tốt trong hạn chế gàu, cũng như tình trạng nứt da, bong tróc da.

Nước là thành phần quan trọng giúp làm chậm quá trình tăng sinh tế bào sừng của da đầu, do đó tăng uống nước có thể giúp hạn chế sự xuất hiện của gàu.

Đối với trường hợp tình trạng gàu ngày càng tăng nặng, da đầu bị viêm hay nhiễm khuẩn bạn cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn chuyên khoa.

Viết bình luận