Chào các bạn, kỳ này chúng ta sẽ cùng nhau chinh phục 10 Câu đố Dân Gian Vùng Miền rất hay, qua đó khám Phá Trí tuệ và tâm hồn của người Việt xưa. Bạn đã sẵn sàng chưa chúng ta sẽ bắt đầu ngay nhé.
Câu đố.
Câu đố số 1:
Người An Giang có câu đố:
Con gái má đỏ hồng hồng
Khi đi lấy chồng lại bỏ quê cha
Đến khi tuổi tác về già
Quê chồng lại bỏ, quê cha lại về
Đố là cái chi?
Câu đố số 2:
Người Đồng Tháp Mười có câu đố:
Suôn đuồn đuột, trong ruột có mắc, đố là cây chi?
Đáp án: Đó chính là cây cỏ năng, chỉ riêng có ở Đồng Tháp Mười. Thông qua đó người ta cũng muốn nhắc “chớ xem mặt mà bắt hình dong”.
Khám phá ẩm thực miền Tây Nam bộ, rất ít người bỏ qua đặc sản năn bộp. Xưa kia, đây là món ăn được các gia đình nghèo dùng trong những ngày đói. Nhưng ngày nay, loại rau này được ví là đặc sản “lộc trời” của tỉnh Bạc Liêu.
Đặc sắc và đúng điệu nhất phải kể đến rau năn ăn sống với cá rô đồng rán giòn, cá lóc nướng trui hoặc cá trê nướng dầm nước mắm gừng thì tuyệt không gì bằng.
Ngoài ra còn phải kể đến các món như: năn xào tép, trộn gỏi, xào, nấu canh, nhúng lẩu, làm dưa… món nào cũng ngon và hấp dẫn.
Câu đố số 3:
Dân Ngũ Hiệp, Tiền Giang, nơi có nhiều trái cây đặc sản ra câu đố mang nặng nỗi lòng, như tâm sự Thúy Kiều:
Một mình âm ỉ canh chầy
Dĩa dầu vơi, nước mắt đầy năm canh.
Là quả gì?
Câu đố số 4:
Nếu đồng bằng sông Hồng có đặc sản: tương, cà, dưa, muối thì ĐBSCL có đặc sản: khô, mắm.
Người Nam Bộ đố bạn bè vùng miền khác: Con gì Mình cá, đầu cá, đuôi cá. Cấm nói con cá!
Câu đố số 5:
Câu đố liên quan đến sông nước mênh mang:
Cái gì tròn tròn như lá tía tô
Đi biển, đi hồ đầu ướt, đuôi khô?
Câu đố số 6:
Người đồng bằng Nam bộ có câu đố thú vị hơn như sau:
Cây khô mọc rễ trên đầu
Sông sâu chẳng sợ, sợ cây cầu bắc ngang.
Đố là cái gì?
Câu đố số 7:
Ghe bầu chìm tại biển Đông
Cái mui nó mất, cái công nó còn.
Đố là con chi?
Câu đố số 8:
Một câu đố láy từ rất hay, đòi hỏi sự tinh tế trong tư duy người giải đố:
Anh về Châu Đốc, Nam Vang
Cho xin nhắn lại, em khoan lấy chồng!
Đố là con gì?
Câu đố số 9:
Vật gì đem cúng ngày rằm
Tụng kinh lầm thầm,
búng cánh bay lên?
Câu đố số 10:
May không chút nữa thì lầm
Cau dầy không bẻ, bẻ nhằm cau ranh.
Đố là canh gì?
Đáp án.
10 Câu đố Dân Gian Hay Cùng Bạn Khám Phá Trí tuệ và tâm hồn của người Việt xưa trên Dải Đất Chữ S Tươi Đẹp. Bạn đã sẵn sàng chưa chúng ta sẽ bắt đầu ngay nhé.
Câu đố số 1:
Đáp án: Cà-ràng Xà-Tóong, Đó là loại bếp lò nấu củi làm bằng đất nung. Nhà nào có loại cà-ràng này thì thuộc loại khá giả.
Cà-ràng Xà-Tóong vốn làm bằng chất liệu đất, sau đó được nung thành gốm đỏ mới trở thành sản phẩm đem đi bán. Lúc nó cũ, hư nát, người ta vứt bỏ ngoài miểu Thổ Thần, cạnh bờ tre. Một thời gian sau, nó biến thành đất. Dường như người ta gởi vào đó một triết lý sống.
Bếp nấu cà ràng khá linh hoạt, có thể để trên sàn nhà bằng tre nứa, ván gỗ; có thể để ngay trên ghe thuyền mà không sợ bị cháy mặt sàn, gọn nhẹ và dễ di chuyển.Về sau, do công năng độc đáo của nó, chiếc cà ràng trở thành một loại phương tiện nấu nướng, nó không chỉ hiện diện tại bếp ăn mỗi nhà mà còn theo chân người nông dân vào tận những vùng sâu, vùng xa trong những tháng gắn với mùa vụ. Chưa hết, nó còn là bạn đồng hành với những người nghèo chuyên sống nghề câu lưới, cũng là người bạn thân thiết của giới thương hồ quanh năm lênh đênh trên sông nước.
Đất làm gốm thường được khai thác dưới chân núi Nam Quy. Chỉ có chiếc cà ràng được làm bằng loại đất đặc biệt ở miền núi, tốt nhất là đất lấy ở chân núi Nam Vi, miệt Xà Tón (Tri Tôn, An Giang) là xài bền, có khi vài năm cũng chưa bể, gãy.
Ngày nay, để phù hợp với những loại chất đốt phế liệu/phế phẩm có sẵn rất nhiều tại từng địa phương, hình ảnh một bếp lò bằng đất (cà ràng) được đặt ở góc bếp trong mỗi gia đình ở vùng sông nước ĐBSCL ngày nay dần dần đã được thay thế bằng những bếp gas, bếp điện,… tiện dụng và hiện đại.
Tuy nhiên, nhiều người dân vùng sông nước vẫn sử dụng cà ràng với lý do nó có thể nung đốt thoải mái mà không lo chuyện lửa có thể bắt sang làm cháy ghe, vì tro than nằm gọn trong bếp. Mặt khác, bếp cà Ràng dễ nhóm và dễ đốt vì có thể đặt củi vào bếp ở khắp bốn bên, và lại không kén một loại củi nào mà dân đi ghe có thể quơ được đâu đó trên bờ, nơi ghe vừa tấp vô. Thêm nữa, nó có thể di dời dễ dàng, khi người ta ngồi ăn uống ở bất kỳ nơi nào đó trên ghe thì cái bếp cà ràng đều có thể mang đặt ngay bên cạnh… Cà Ràng sử dụng thật tiện lợi đặc biệt là với người sống nghề sông nước và nó cũng là dấu ấn khó phai của cuộc sống khẩn hoang của cha ông từ hơn ba trăm năm trước.
Câu đố số 2:
Đáp án: Đó chính là cây cỏ năng, chỉ riêng có ở Đồng Tháp Mười. Thông qua đó người ta cũng muốn nhắc “chớ xem mặt mà bắt hình dong”.
Khám phá ẩm thực miền Tây Nam bộ, rất ít người bỏ qua đặc sản năn bộp. Xưa kia, đây là món ăn được các gia đình nghèo dùng trong những ngày đói. Nhưng ngày nay, loại rau này được ví là đặc sản “lộc trời” của tỉnh Bạc Liêu.
Đặc sắc và đúng điệu nhất phải kể đến rau năn ăn sống với cá rô đồng rán giòn, cá lóc nướng trui hoặc cá trê nướng dầm nước mắm gừng thì tuyệt không gì bằng. Ngoài ra còn phải kể đến các món như: năn xào tép, trộn gỏi, xào, nấu canh, nhúng lẩu, làm dưa… món nào cũng ngon và hấp dẫn.
Câu đố số 3:
Đáp án: Đó chính là trái sầu riêng.
Câu đố số 4:
Đáp án: Bạn phải đáp rằng con khô, hoặc con mắm!
Câu đố số 5:
Đáp án: là cái dầm hoặc chèo để bơi xuồng.
Câu đố số 6:
Đáp án: Đó là chiếc thuyền buồm của thế kỷ 19 ở đồng bằng Nam bộ. Bạn trẻ ngày nay khó mà hình dung ra.
Câu đố số 7:
Đáp án: là Con còng. Thực ra câu đố này vừa sát nghĩa vừa đố láy từ. Khi con còng chết thì cái mai nó thối rữa còn cái chân nó lâu hư hơn. Cái chân con còng nó giống cái công ghe xuồng. Nhưng nếu tinh ý láy từ “công còn” sẽ ra con còng.
Câu đố số 8:
Đáp án: Có thể đây là lời nhắn nhủ người yêu của anh chàng họ “Sở” nào đó, đang giương buồm… truy phong. Nhưng người đố không muốn giải mã theo hướng đó mà đáp rằng “nhắn lại” là con nhái lặn. Mà con nhái lặn cũng không biết đâu mà tìm.
Câu đố số 9:
Đáp án: Từ “búng cánh” láy lại là bánh cúng: loại bánh quấn lá chuối hình trụ, đổ bằng bột gạo vào hấp. Thường cúng vào ngày rằm.
Câu đố số 10:
Đáp án: là canh rau. Như ẩn sau câu đố láy ấy là một lời trách móc rất khéo léo.
Viết bình luận